Tin tức sự kiện

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng

12/09/2022 4:31:35 PM | 160

Xe nâng hàng là thiết bị thuộc danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu bắt buộc phải kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Tìm hiểu quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu đối với xe nâng hàng trong bài viết sau đây:

Cơ sở pháp lý: 

- Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015;

- Nghị định 44/2016/NĐ-CP;

- Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH;

- Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH.

- QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên;

- QCVN 22: 2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;

- QCVN 13: 2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng - Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;

- TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Cầu Công te nơ - Yêu cầu an toàn;

- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;

- TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại;

Trong trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn tại Quy trình kiểm định này có bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới nhất.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng có thể theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.

1. Xe nâng hàng là gì?

Xe nâng hàng là thiết bị di chuyển bằng bánh lốp, dùng để nâng, hạ tải theo khung dẫn hướng (3.4.4 TCVN 7772:2007).

Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

- Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải;

- Các chế độ thử tải- phương pháp thử;

- Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

2. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:

- Máy kinh vĩ (nếu cần);

- Tốc độ kế (máy đo tốc độ);

- Thiết bị đo khoảng cách;

- Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

- Lực kế hoặc cân treo;

- Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

- Thiết bị đo điện vạn năng.

3. Điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;

- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ;

- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện để tiến hành kiểm định và không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.

4. Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng

4.1. Chuẩn bị kiểm định

Thứ nhất, trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

Thứ hai, kiểm tra hồ sơ:

- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật của thiết bị.

- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

 Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định nêu trên. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

Thứ ba, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.

Thứ tư, xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.

4.2. Tiến hành kiểm định

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: trong quá trình kiểm tra, vị trí kiểm định phải đảm bảo: mặt bằng thông thoáng, đủ ánh sáng; nền móng cứng vững, phải có biện pháp cảnh báo, hướng dẫn và bảo đảm an toàn trong suốt quá trình kiểm định.

(i) Kiểm tra việc ghi nhãn:

- Mã hiệu, chủng loại, hình dáng kích thước…;

- Số động cơ, số khung, số xuất xưởng phù hợp với quy định của nhà sản xuất.

(ii) Khung, sàn, thân vỏ, đối trọng:

- Khung xe không được thay đổi kết cấu so với hồ sơ kỹ thuật, không cong vênh, nứt gãy;

- Sàn, bệ phải được định vị chắc chắn với khung;

- Thân vỏ: Không vỡ, rách và định vị chắc chắn;

- Đối trọng: theo đúng hồ sơ nhà chế tạo, không bị biến dạng, cong vênh, nứt vỡ, được cố định chắc chắn.

(iii) Buồng lái:

- Buồng lái: mái che và khung bảo vệ chắc chắn;

- Bàn đạp ga, phanh, côn: không bị biến dạng và đầy đủ theo đúng hồ sơ kỹ thuật.

(iv) Thiết bị công tác:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung nâng; khung đỡ; khung tựa: theo đúng hồ sơ kỹ thuật, không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu mang tải: không bị biến dạng, cong vênh, rạn nứt, được cố định chắc chắn;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xích nâng hạ: theo quy định của nhà chế tạo;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật puly, trục cố định pul: theo quy định của nhà chế tạo.

(v) Hệ thống thủy lực:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật xy lanh nâng hạ khung, xi lanh nghiêng khung, xy lanh điều chỉnh khoảng cách càng nâng... không bị biến dạng: không bị rò rỉ dầu thủy lực;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống đường ống dẫn dầu thủy lực, đầu nối: không bị bẹp, nứt, không rò rỉ và được cố định chắc chắn.

(vi) Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, quan sát: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, số lượng, vị trí lắp đặt của các hệ thống: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gương quan sát.

(vii) Hệ thống di chuyển:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật bánh xe: vành không biến dạng, không rạn, nứt. Lốp đủ áp suất theo quy định của nhà chế tạo, không phồng rộp, nứt, vỡ, độ mòn theo quy định của nhà chế tạo;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cầu xe: đầy đủ theo hồ sơ kỹ thuật, không bị đứt gãy, biến dạng.

(viii) Hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh: Bàn đạp, cần phanh, đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và các bất thường khác, đáp ứng các quy định tại các mục trên và các quy định của nhà chế tạo.

Kiểm tra kỹ thuật:

(i) Thử nghiệm không tải:

Cho xe hoạt động không tải và kiểm tra hoạt động của các hệ thống, cơ cấu:

- Hệ thống thủy lực: kiểm tra và đánh giá theo TCVN 5179:1990;

- Hệ thống tín hiệu: kiểm tra và đánh giá theo 2.1.8 QCVN 13: 2011/ BGTVT.

+ Đèn chiếu sáng: đo cường độ chiếu sáng và đánh giá theo hồ sơ kỹ thuật.

+ Đèn tín hiệu: Đèn xi nhan có tần số nháy từ 60 đến 120 lần/phút (Từ 1 đến 2Hz); Khi quan sát bằng mắt, phải phân biệt tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20 m đối với đèn phanh, đèn xi nhan và khoảng cách 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày.

+ Còi điện, còi lùi: đo âm lượng toàn bộ ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1, 2 m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A).

- Hệ thống di chuyển: kiểm tra, đánh giá theo 2.1.3 QCVN 13:2011/BGTVT, các đường ống dẫn dầu, thùng chứa hoạt động bình thường, bơm và động cơ thủy lực của hệ thống truyền lực di chuyển phải hoạt động bình thường.

- Hệ thống phanh: kiểm tra, đánh giá theo 2.1.6 QCVN 13:2011/BGTVT.

+ Đối với xe nâng có vận tốc di chuyển lớn nhất v ≥20 km/h: Thử ở vận tốc 20 km/h.

+ Đối với xe nâng có vận tốc di chuyển lớn nhất v < 20 km/h: Thử ở vận tốc lớn nhất theo hồ sơ kỹ thuật.

+ Đối với xe nâng bánh lốp yêu cầu về quãng đường phanh được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1: Quãng đường phanh của xe nâng

Trọng lượng của xe nâng (Kg)

Quãng đường phanh (m)

m≤32.000

S ≤ v2/150 + 0, 2(v + 5)

m>32.000

S ≤ v2/44 + 0, 1 (32 - v)

m: trọng lượng của xe nâng (kg); s quãng đường phanh (m); v vận tốc xe nâng (km/h)

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế; Đáp ứng các quy định tại mục 8.2.

Các chế độ thử tải - Phương pháp thử:

(i) Thử tĩnh:

- Tải trọng thử: 125% SWL hoặc bằng 125 % Q(sd), trong đó:

+ SWL: tải trọng làm việc an toàn của thiết bị;

+ Q(sd): tải trọng sử dụng theo yêu cầu của cơ sở không lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị.

- Tải trọng thử được nâng ở độ cao 100mm đến 200mm so với mặt đất. Tải trọng thử có trọng tâm tải nằm trong giới hạn cho phép.

- Thời gian thử tải: 10 phút.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong 10 phút tải trọng thử không bị trôi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu.

(ii) Thử động:

- Tải trọng thử: 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd).

- Cho xe nâng hàng nâng, hạ tải trọng thử 3 lần. Kiểm tra kết cấu kim loại, hệ thống thủy lực.

- Cho xe nâng di chuyển tiến, lùi, quay, kiểm tra hệ thống di chuyển.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi tải trọng thử không bị trôi, kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu; Hệ thống thủy lực không bị rò rỉ, nứt; Hệ thống di chuyển hoạt động bình thường.

(iii) Thử phanh tay: tải trọng thử: 100% SWL, cho xe đỗ trên dốc với độ dốc tối thiểu 20% hoặc độ số tối đa theo quy định trong hồ sơ kỹ thuật, kéo phanh tay, kiểm tra sự dịch chuyển của xe nâng trong thời gian 01 phút.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong thời gian thử, thiết bị không bị trôi.

4.3. Xử lý kết quả kiểm định

Bước 1: Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.

Bước 2: Thông qua biên bản kiểm định:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;

- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.

Bước 3: Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

Bước 4: Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.

Bước 5: Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:

- Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

- Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước 1,2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.

5. Mẫu bản ghi chép tại hiện trường khi kiểm định xe nâng hàng

(Tên tổ chức KĐ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………….., ngày ……. tháng ……. năm 20……..

 

BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG

Số:...................

(Kiểm định viên ghi đầy đủ các nội dung đánh giá và thông số kiểm tra, thử nghiệm theo đúng quy trình kiểm định)

1- Thông tin chung

Tên thiết bị: .…………….……………………….…………….……………………………………….

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: .…………….……………………….…………….………………….

Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): .…………….……………………….…………….………………

Địa chỉ (Vị trí) lắp đặt: .…………….……………………….…………….…………………………….

Nội dung buổi làm việc với cơ sở:

- Làm việc với ai: (thông tin)

- Người chứng kiến:

2- Thông số cơ bản của thiết bị:

- Loại và mã hiệu: ........................

- Kích thước càng nâng: ..................mm

- Số chế tạo: ...................................

- Độ cao nâng: .................................mm

- Năm chế tạo: ..............................

- Vận tốc nâng tải: .........................m/ph

- Nhà chế tạo: ..............................

- Vận tốc di chuyển: ........................km/h

- Nguồn động lực:..........................

- Vị trí trọng tâm tải ứng với tải lớn nhất: ... mm

- Trọng tải làm việc/thiết kế: ...../......kg

- Công dụng: ......................................

3- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu:

- Lý lịch máy:

- Hồ sơ kỹ thuật:

4- Mã nhận dạng các thiết bị đo kiểm:

5- Tiến hành kiểm định Thiết bị:

a. Kiểm tra bên ngoài thử không tải:

- Càng nâng: ……….

- Khung nâng: ……….

- Xi lanh nâng khung: ……….

- Xi lanh nghiêng khung: ……….

- Xi lanh thiết bị mang tải: ……….

- Đối trọng: ……….

- Khung bảo vệ, mái che: ……….

- Bảng chỉ báo tầm với, tải trọng tương ứng: ....

- Hệ thống tín hiệu, quan sát, chiếu sáng: ……….

- Hệ thống di chuyển: ……….

- Hệ thống phanh: ……….

- Các thiết bị an toàn: ……….

b. Kiểm tra kỹ thuật:

- Thử tĩnh 125%:(treo tải 10’)

+ Phanh: ……….

+ kết cấu kim loại:....

- Thử động 110%:

+ Phanh (có đảm bảo, giữ tải hay không)

+ Các cơ cấu, bộ phận:

+ Kết cấu kim loại:

7- Xử lý kết quả kiểm định, kiểm tra đánh giá kết quả.

8- Kiến nghị: (nếu có)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ, tên)

KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)

6. Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng

 (Tên tổ chức KĐ)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………….., ngày ……. tháng ……. năm ……..

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(XE NÂNG HÀNG)

Số : …………….
(Theo biên bản ghi chép hiện trường số:  ………………..)

Chúng tôi gồm:

1. .…………….……………………… Số hiệu kiểm định viên: .…………….………………………

2. .…………….……………………… Số hiệu kiểm định viên: .…………….………………………

Thuộc tổ chức kiểm định:.…………….……………………….…………….…………………………

Số đăng ký chứng nhận của tổ chức kiểm định: .…………….…………………………………….

Đã tiến hành kiểm định (Tên thiết bị): ……………………………. …………………………………

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ….………………………………………………..………..…………

Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): ………………………………………………………………………

Địa chỉ (Vị trí) lắp đặt: ……………………………………………………………………….…………

Quy trình kiểm định, tiêu chuẩn áp dụng: ……………………………………………………………

Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản: .…………….…………………………………………

1………………………………………                     Chức vụ: ………………………

2………………………………………                     Chức vụ: ……………………… 

I- THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ

- Loại và mã hiệu: .........................

- Kích thước càng nâng: ..................mm

- Số chế tạo: ............................

- Độ cao nâng: .................................mm

- Năm chế tạo: ..............................

- Vận tốc nâng tải: ..........................m/ph

- Nhà chế tạo: ...............................

- Vận tốc di chuyển: ......................km/h

- Nguồn động lực:..........................

- Vị trí trọng tâm tải ứng với tải lớn nhất:.... mm

- Trọng tải làm việc/thiết kế: ...../......kg

- Công dụng: ......................................

II- HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH

Lần đầu □,            Định kỳ □,            Bất thường □

III-NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH

A- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật:            

TT

Danh mục

Đạt

Không đạt

Ghi chú

 

TT

Danh mục

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Lý lịch máy trục

 

 

 

 

2

 

 

 

 

B- Kiểm tra bên ngoài và thử không tải: 

TT

Cơ cấu; bộ phận

Đạt

Không đạt

Ghi chú

 

TT

Cơ cấu; bộ phận

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Cơ cấu mang tải

 

 

 

 

10

Hệ thống thủy lực

 

 

 

2

Khung nâng

 

 

 

 

11

Hệ thống điều khiển

 

 

 

3

Xi lanh nâng khung

 

 

 

 

12

Hệ thống tín hiệu, quan sát, chiếu sáng

 

 

 

4

Xi lanh nghiêng khung

 

 

 

 

13

Hệ thống truyền động

 

 

 

5

Xi lanh thiết bị mang tải

 

 

 

 

14

Hệ thống di chuyển

 

 

 

6

Đối trọng

 

 

 

 

15

Hệ thống phanh

 

 

 

7

Khung bảo vệ, mái che

 

 

 

 

16

Thiết bị khống chế độ cao nâng, hạ

 

 

 

8

Hệ thống chỉ báo tầm với, tải trọng tương ứng

 

 

 

 

17

Thiết bị khống chế góc nghiêng càng

 

 

 

9

Thiết bị chống quá tải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C- Thử tải:

TT

Vị trí thử tải và kết quả thử

Đạt

Không đạt

Tải trọng thiết kế (tấn)

Thử tĩnh (tấn)

Thử động (tấn)

1

Trên càng nâng

 

 

 

 

 

2

Độ ổn định

 

 

 

 

 

 

TT

Đánh giá kết quả

Đạt

Không đạt

Ghi chú

 

TT

Đánh giá kết quả

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Cơ cấu mang tải, khung nâng

 

 

 

 

5

Hệ thống thủy lực

 

 

 

2

Hệ thống tín hiệu, quan sát, chiếu sáng

 

 

 

 

6

Hệ thống phanh

 

 

 

3

Thiết bị chống quá tải

 

 

 

 

7

Hệ thống truyền động

 

 

 

4

Hệ thống di chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Thiết bị được kiểm định có kết quả:  Đạt  □      Không đạt   □

đủ điều kiện hoạt động với trọng tải lớn nhất là: ........ tấn, tương ứng vị trí trọng tâm tải…. mm.

2. Xe nâng hàng đã được dán tem kiểm định số:…….. Tại vị trí: ……….

3. Các kiến nghị:……..

Thời hạn thực hiện kiến nghị:……..

V- THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH

Thời gian kiểm định lần sau: ngày    tháng    năm

Lý do rút ngắn thời hạn kiểm định (nếu có):

Biên bản đã được thông qua ngày …….. tháng ………năm

Tại:……………………………. 

Biên bản được lập thành…. bản, mỗi bên giữ… bản./.

 

CHỦ CƠ SỞ
Cam kết thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị
(ký tên và đóng dấu)

NGƯỜI THAM GIA CHỨNG KIẾN
(ký, ghi rõ họ, tên)

KIỂM ĐỊNH VIÊN
(ký, ghi rõ họ, tên)


Bài viết cùng chuyên mục

• Xe nâng 3 tấn Heli - Giá xe nâng 3 tấn Heli (26/10/2023)
• Tổng kho xe nâng tại Đồng Nai - Mua bán và cho thuê xe nâng Heli (12/06/2023)
• Tổng đại lý bán và cho thuê xe nâng tại Bình dương, giá rẻ ưu đãi (08/06/2023)
• Bán xe nâng tại Thái Bình | Cho thuê xe nâng dài hạn, giá cạnh tranh (05/05/2023)
• Xe nâng tại Nam Định | Bán và cho thuê xe nâng dài hạn (05/05/2023)
• Bán và cho thuê xe nâng tại Phú Thọ (04/05/2023)
• Thị Trường Gỗ Ván Ép 2023 phục hồi, kéo theo phát triển mảng xe nâng (27/04/2023)
• Tổng đại lý xe nâng tại Bắc Ninh, uy tín - chuyên nghiệp (19/04/2023)
• Xe nâng tại Hải Phòng - Chất lượng cao, giá rẻ (17/04/2023)
• Xe nâng tại Quảng Ninh - Dịch vụ bán và cho thuê xe nâng uy tín (17/04/2023)
• Bán xe nâng và cho thuê xe nâng về Hải Dương (15/04/2023)
• Đại lý bán xe nâng và cho thuê xe nâng tại Hà Nam (13/04/2023)

Các bài mới nhất

• Xe nâng số sàn, xe nâng số cơ và những ưu nhược điểm (15/03/2024)
• Mua xe nâng trả góp, các hình thức và thủ tục giấy tờ cần thiết (10/01/2024)
• Kiểm định xe nâng, quy trình và bảng giá kiểm định xe nâng hàng (19/12/2023)
• Xe nâng lắp gầu xúc, cấu tạo, ứng dụng và những đặc điểm quan trọng (18/12/2023)
• Xe nâng điện cao 6m, Tổng hợp các dòng xe nâng điện 6m Heli (16/12/2023)
• Xe nâng điện cao 9m là gì, các dòng xe nâng điện cao 9m (15/12/2023)
• Xe nâng Toyota của nước nào? (11/12/2023)
• Các loại kệ kho công nghiệp và lựa chọn dòng xe nâng phù hợp (05/12/2023)
• Xe nâng điện Lithium (29/11/2023)
• Xe nâng Hangcha của nước nào? (27/11/2023)
• Xe nâng Heli của nước nào? (22/11/2023)
• Xe nâng chui container nhập khẩu, chất lượng, giá rẻ (28/06/2023)
© 2023 Copyright by dailyxenangheli.com. All rights reserved.
Đang online:  2   Tổng truy cập: 74,128
 Đăng ký báo giá