Hầu hết các loại xe nâng động cơ đốt trong (xăng, gas, diesel) đều có sử dụng máy phát điện, còn gọi với nhiều tên khác như dinamo, mô tơ phát điện có nhiệm vụ cung cấp điện năng phục vụ cho các hoạt động của xe nâng như: Nạp ắc quy, chiếu sáng, còi, xi-nhan,…Máy phát điện là bộ phận cực kỳ quan trọng ở trong xe nâng hàng, vậy nên chúng ta tìm hiểu kỹ càng chúng cấu tạo, hoạt động như thế nào để thông qua đó sửa chữa hoặc thay thế mới được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Cấu tạo máy phát điện xe nâng
1. Rotor: Rôto là một nam châm quay bên trong cuộn dây Stato sinh ra từ trường biến thiên để tạo ra lực điện trường trong cuộn dây Stato. Cuộn dây được quấn xung quanh các cặp lõi cực và lực điện từ được tạo ra khi có dòng điện chạy bên trong. Vì cường độ dòng điện chạy vào rôto tăng dần, nên cũng sẽ sinh ra nhiệt. Tùy vào mỗi loại máy phát mà chúng có thể trang bị thêm quạt gió đồng trục với Rotor hoặc chỉ cần thiết kế vỏ bên ngoài tản nhiệt tốt.
2. Stator: Stato tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha nhờ thay đổi từ thông bởi rotor quay. Stato gồm có lõi và cuộn dây được đặt trong khung phía trước. Vì stato tạo ra nhiệt nhiều hơn bất kỳ một bộ phận nào khác trong máy phát điện xoay chiều, nên người ta sử dụng vỏ cách nhiệt để bảo vệ các cuộn dây.
3. Chổi than và cổ góp: Chổi than được làm từ Graphit kim loại được sử dụng để giảm điện trở và điện trở tiếp xúc và đồng thời chống được sự ăn mòn.
4. Bộ chỉnh lưu: Bộ nắn dòng thực hiện chức năng chỉnh lưu đầy đủ toàn bộ chu kỳ để chuyển toàn bộ dòng điện xoay chiều 3 pha được tạo ra từ các cuộn dây stato thành dòng điện một chiều nhờ điốt.
5. Bộ điều áp (tiết chế hay bộ chuyển đổi AC-DC): Điều chỉnh điện áp ra sao cho ổn định và điều chỉnh ra dòng điện 1 chiều.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xe nâng
Có nhiều phương pháp tạo ra dòng điện nhưng trong những máy phát điện xe nâng hàng, người ta dựa vào hoạt động của cảm ứng điện từ sản sinh ra điện.
1. Khi roto quay (nam châm quay) trong cuộn dây ( stato) nó sẽ sản sinh ra điện áp. Điện áp ấy bắt đầu từ đầu cuộn dây đến cuối cuộn dây. Sau đó điện áp sẽ sinh ra một dòng điện xoay chiều (AC). Dòng điện được hình thành lớn nhất khi cực N và S của rôto có khoảng cách gần với cuộn dây nhất. Tuy nhiên chiều dòng điện được sản sinh ra ở mỗi nửa vòng sẽ quay theo hướng ngược nhau.
2. Sau khi dòng điện ra khỏi cuộn dây điện sẽ được chỉnh lưu về dòng điện một chiều (DC)
3. Điện năng sức điện động sinh ra trên cuộn dây càng lớn khi:
– Số vòng dây quấn càng nhiều
– Nam châm càng mạnh
– Tốc độ quay của nam châm càng nhanh
Những nguyên nhân thường làm máy phát điện xe nâng gặp sự cố
– Xe hoạt động liên tục thời gian dài
– Xe hoạt động trong môi trường bụi và bẩn
– Xe vận hành ở ngoài trời mưa
5 dấu hiệu cảnh báo máy phát điện xe nâng yếu và hư hỏng
– Xe nâng đề rất khó nổ
– Đèn báo ắc quy bật sáng
– Đèn chiếu sáng yếu, tối
– Mùi cháy khét khó chịu
– Tiếng động lạ khi di chuyển
Cung cấp máy phát điện xe nâng Heli Trung Quốc chính hãng
Hiện nay công ty chúng tôi nhập khẩu và phân phối chính hãng các loại máy phát dùng trên xe nâng Heli, máy xúc lật sử dụng được trên các loại động cơ như:
– Xinchai: A490BPG, C490BPG, 4D27G31,…
– Quanchai: 490GP,…
– ISUZU: C240, 4JG2, 6BG1,…
– Mitsubishi: S4S, S6S,…